Mạch môn
Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kình tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, hoá đờm, chỉ ho, dùng hỗ trợ điều trị ho lao.
Tên Khác của cây mạch môn: Còn có lên là mạch đông, cây lan tiên.
Tên khoa học
Tên khoa học Ophiopogon ịaponicus Wall.
Thuộc họ Hành Comallariaceae
Bộ phận dùng làm thuốc
Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là mạch đông.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trổng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên).
Bộ phận chính của mạch môn được sử dụng là củ.
Mỗi gốc mạch môn thu được nhiều củ nhỏ. Sau khi rửa sạch củ mạch môn, đem phơi khô hoặc sao trên chảo nóng.
Thời vụ thu hái: Vào tháng 6-7 ờ những cây đã được 2-3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch mốn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.
Thành phần hoá học
Trong mạch môn người ta mới thấy có chất nhầy, chất đường. Mối đây có tác giả nói có glucoza và p. xitosterola.
Công dụng và liều dùng
Cây mới được giới hạn sử dụng trong phạm vi nhân dân. Nhưng là một vị thuốc rất thông dụng trong y học cổ truyền. Dùng làm thuốc ho long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng hỗ trợ điều trị thiếu sữa, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị sốt khát nước. Ngày dùng từ 6 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.
Theo y học cổ truyền, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kình tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng hỗ trợ điều trị hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô.
Lưu ý:
Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng.
Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.